Xem nhanh nội dung
- 1 Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tây Ninh
- 2 Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng (trích vở chèo Quan Âm Thị Kính) – Bài làm 2
- 3 Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính – Bài làm 3
- 4 Vài suy nghĩ khi đọc truyện Quán Âm Thị Kính – Bài làm 4
Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tây Ninh
Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu chèo. Nội dung của vở chia làm ba phần. Phần 1 là Án giết chồng: Thiện Sĩ, con trai Sùng Ông, Sùng Bà, gia đình khá giả, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng Ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình hoảng sợ vội hô hoán lên, Sùng Bà giận dữ đố riệt cho con dâu có ý giết chồng, mắng chửi thậm tệ và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Phần 2 là Án hoang thai: Bị oan ức nhưng không thể thanh minh, Thị Kính đành giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấypháp danh là Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu ăn nằm với anh Nô là đầy tớ rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm chịu oan, bị sư cụ đuổi ra ở ngoài tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Phần 3 là Oan tình được giải, Thị Kính lên tòa sen: Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng “hóa” (chết), được lên tòa sen, trộ thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi “hóa”, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ, mọi người mới biết Kính Tâm là gái và hiểu rõ tấm lòng từ bi nhẫn nhục của nàng.
Nỗi oan hại chồng và cái án hoang thai là hai cái nút chính của vở chèo. Qua đó, tác giả dân gian phản ánh bi kịch trong thân phận của người phụ nữ nghèo khổ thời phong kiến. Hai sự kiện tuy thuộc hai mảnh đời khác nhau của Thị Kính nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau. Cảnh ngộ nào cũng éo le, đau đớn nhưng mỗi cảnh ngộ lại có một vẻ riêng. Chúng kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau để hoàn chỉnh tấn bi kịch về cuộc đời người phụ nữ. Bên cạnh nội dung đó, vở chèo còn có dụng ý đề cao phẩm chất cao quý của người phụ nữ và lên án cái xấu, cái ác trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là cốt lõi trong phần mở đầu của vở chèo. Phần này có năm nhân vật tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch và làm nền cho nhân vật Thị Kính bộc lộ phẩm chất cao đẹp. Thiện Sĩ và Sùng Ông là những kẻ nhu nhược, không có chủ kiến, chỉđóng vai phụ để làm nổi bật tính cách điêu ngoa, nanh, ác của Sừng Bà. Xung đột cơ bản của vở chèo được thể hiện qua mâu thuẫn giữa Sùng Bà và Thị Kính (mẹ chồng, nàng dâu). Sùng Bà thuộc loại nhân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến với những thói hư tật xấu như hợm của, tự phụ về dòng giống cao sang, cả vú lấp miệng em, luôn lấy mình làm chuẩn mực để xem xét, đánh giá người khác theo nhận thức hồ đồ của mình. Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo. Thị Kính là nàng dâu ngoan hiền nết na, thùy mị nhưng bị Sùng Bà nanh ác buộc tội giết chồng. Gia đình nhà chồng đã gây ra cho Thị Kính những nỗi oan chồng chất. Nàng bị hàm oan, hạnh phúc tan vỡ, bị đuổi khỏi nhà chồng và đau khổ nhất là phải chứng kiến cảnh người cha thân yêu bị sỉ nhục.
Mâu thuẫn giữa Sùng Bà và Thị Kính về hình thức là xung đột trực tiếp giữa mẹ chồng nàng dâu nhưng về bản chất lại là mâu thuẫn sâu sắc giữa kẻ thống trị và người bị trị. Đó là cái nút đầu tiên trong vở chèo bộc lộ thân phận, địa vị thấp kém của người phụ nữ nghèo trong quan hệ gia đình và hôn nhân phong kiến.
Mở đầu là cảnh sinh hoạt đầm ấm, (vợ vá may thêu thùa, chồng đọc sách), tuy không phổ biến và gần gũi như cảnh chồng cày, vợ cấy, contrâu đi bừa trong ca dao nhưng nó cung thể hiện khát vọng về hạnh phúc gia đình của nhân dân lao động.
Trong khung cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh người vợ thương chồng. Những cử chỉ của Thị Kính đối với Thiện Sĩ rất ân cần, dịu dàng. Khi chồng học bài mệt mỏi ngủ thiếp đi, nàng dọn lại kỉ rồi ngồi quạt cho chồng. Thấy sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng, nàng băn khoăn lo lắng về một điềm báo chẳng lành. Thị Kính muốn làm đẹp cho chồng và cho mình: “Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta… Dạ thương chồng, lòng thiếp sao ăn. Âu dao bén, thiếp xén tày một mực”. Tâm trạng của nàng là tâm trạng của người vợ yêu thương chồng thắm thiết.
Việc làm đầy thiện ý của Thị Kính chưa kịp thực hiện thì Thiện Sĩ chợt giật mình choàng thức dậy, hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên: “Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng! Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường”… khiến cho cả nhà tỉnh giấc. Chẳng cần hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao, Sùng Bà đã sừng sộ khép ngay Thị Kính vào tội giêt chồng: “Cái con mặt sứa gan lim mày! Mày định giết con bà à?”
Thái độ của Sùng Bà rất thô bạo và tàn nhẫn. Khi Thị Kính khóc lóc van xin được thanh minh, Sùng Bà dúi đầu “Thị Kính ngã xuống” rồi lại bắt nàng ngửa mặt lên để nghe mụ chửi, chứ không cho phân bua, thanh minh gì cả.
Sùng Bà nói với Thị Kính toàn là những lời đay nghiên, mắng nhiếc, lăng mạ. Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại bị kết thêm một tội. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội mà không cần biết sự tình. Mụ xỉ vả, đuổi Thị Kính ra khỏi nhà không chỉ vì lí do cho rằng Thị Kính giết chồng mà Thị Kính còn là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa; là con nhà thấp hèn không xứng với nhà mụ:
“Giống nhà bà đây giống phượng giống công / Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ / Nhà bà đây cao môn lệnh tộc / Mày là con nhà cua ốc /Trứng rồng lại nở ra rồng / Liu điu lại nở ra dòng liu điu / Đồng nát thì về Cầu Nôm / Con gái nỏ mồm về ở với cha… Tất cả những lời nói và cử chỉ đó đã bộc lộ bản chất của một mụ nhà giàu bất nhân, bất nghĩa.
Lời lẽ của mụ chứa đựng toàn là sự phân biệt đối xử. Vốn từ ngữ dùng để so sánh chuyện cao thấp, sang hèn, giàu nghèo… của mụ phong phú đến mức đáng sợ. Mâu thuẫn giữa mụ và Thị Kính đã vượt khỏi mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu. Mụ đã trả nó vào đúng vị trí là mâu thuẫn giai cấp. Các điệu hát sắp, nói lệch… phù hợp với việc thể hiện thái độ trấn áp phũ phàng và giọng điệu kiêu kì, tự phụ về dòng giống giàu sang, khinh thị người nghèo khó của mụ. Nhân vật Sùng Bà chỉ xuất hiện trong một lớp diễn nhưng đã bộc lộ đầy đủ tính cách của vai mụ ác trong chèo cổ.Mụ ra oai sấm sét để tỏ rõ “phép nhà”. Mụ tự cho mình cáiquyền tạo ra “luật” và “lệ” trong gia đình. Thị Kính tuy có đủ đức hạnh như lễ giáo phong kiến quy định nhưng vẫn không được gia đình chồng chấp nhận bởi vì nàng không xuất thân từ nguồn gốc “con nhà gia thế”. Quả là mâu thuẫn giai cấp không thể dung hòa đã tác động ghê gớm đến cuộc hôn nhân này.
Khi bị mẹ chồng khép vào tội giết chồng, Thị Kính đã có những lời nói, cử chỉ thật nhẫn nhục, đáng thương. Năm lần kêu oan thì bốn lần tiếng kêu của nàng hướng về chồng và mẹ chồng. Lần thứ nhất, nàng kêu oan với mẹ chồng: “Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho conlắm, mẹ ơi!” Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng: “Oan cho con lắm mẹ ơi!” Lần thứ ba, kêu oan với chồng: “Oan thiếp lắm chàng ơi!” Lần thứ tư, một lần nữa, lại kêu oan, van xin mẹ chồng: “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!”
Thị Kính kêu oan với chồng nhưng vô ích bởi Thiện Sĩ là gã đàn ông đớn hèn, nhu nhược. Hấn bỏ mặc người vợ hết lòng thương yêu, chăm sóc gắn bó với mình cho bà mẹ độc ác hành hạ. Lúc này, Thiện Sĩ chỉ là một nhân vật thừa trên sân khấu. Lời van xin của Thị Kính giống như lửa đổthêm dầu, càng làm bùng lên những lời đaynghiến lăng nhục của Sùng Bà. Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan lại càng dày: Giữa gia đình nhà chồng, người phụ nữ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc. Chỉ đến lần cuối cùng, Thị Kính kêu oan với cha đẻ là Mãng Ông thì nàng mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng Ông nói trong nước mắt:
Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan
Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!
Kết cục của nỗi oan là tình vợ chồng giữa Thị Kính và Thiện Sĩ tan vỡ. Nàng bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
Trước khi đuổi ThịKính, Sùng Bà và Sùng Ông còn nhẫn tâm dựng lên một vở kịch tàn ác: lừa Mãng Ông sang ăn cữ cháu, kì thực là bắt Mãng Ông nhận con gái về. Chúng có thú vui làm điều ác, muốn cha con Mãng Ông phải nhục nhã ê chề. Hơn thế nữa, nhanh như trở bàn tay, Sùng Ông đã thay đổi quan hệ thông gia bằng những hành động vũ phu. Cảnh này được xây dựng bằng nhũng chi tiết, hình ảnh, lời nói thật sinh động:
Mãng Ông; Ông ơi! Ông cho tôi biết đầu đuôi câu chuyện với, ông ơi!
Sùng Ông: Biết này!
(Sùng Ông dúi ngã Mãng Ông rồi bỏ vào. Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau khóc).
Sự việc Sùng Bà cho gọi Mãng Ông đến để trả Thị Kính đã thể hiện tính cách bất nhân bất nghĩa của mụ, đồng thời bộc lộ nỗi bất hạnh lớn nhất của Thị Kính. Thị Kính như bị đẩy đến cực điểm của bi kịch. Nàngchới với trong nỗi oan ức tày trời, nỗi đau tình vợ chồng tan vỡ cộng thêm nỗi nhục nhã, đau đớn trước cảnh người cha già kính yêu bị chính cha mẹ chồng khinh khi, hành hạ.
Cuối lớp diễn, trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con Thị Kính lẻ loi đơn độc giữa sự vô tình đến lạnh lùng, tàn nhẫn. Cảnh hai cha con ôm nhau than khóc là hình ảnh của những người nghèo khổ chịu oan ức mà hoàn toàn bất lực. Cảnh Sùng Bà quy kết, đổ vạ cho Thị Kính diễn ra chóng vánh, dồn dập. Còn cảnh hai cha con Thị Kính ôm nhau than khóc thì kéo dài trên sân khấu. Sự bốtrí như vậy mang ý nghĩa tốcáo cái ác và cảm thông sâu sắc với cái thiện đang bị cái ác bủa vây giữa trùng trùng sóng dữ.
Thái độ của Thị Kính trước khi ra khỏi nhà chồng được đặc tả: “Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại và thở than, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay”.
“Chiếc kỉ, thúng khâu, chiếc áo đang khâu dở” là bằng chứng chứng minh cho tình cảm thủy chung, hiền dịu của người vợ yêu chồng nhưng giờ đây lại bị coi là chứng cứ của sự thất tiết. Sự đảo lộn đột ngột đó đã làm cho trái tim đa cảm của Thị Kính đau đớn, bàng hoàng. Tâm sự của nàng thể hiện qua điệu sử rầu và nói thảm:
Thương ôi!
Bấy lâu nay sắt cầm tịnh hảo
Bỗng ai làm chăn gối lẻloi.
Một bên là những kỉ niệm hạnh phúc của tình chồng vợ, một bên là khoảnh khắc chớp nhoáng của sự tan vỡ, chia lìa. Lời thoại gợi lên rất rõ hình ảnh một người con gái bị hàm oan đang vô cùng đau khổ và bơ vơ trước cuộc đời vô định. Thị Kính đột ngột bị đẩy vào tình thế éo le: Biết đi đâu? Về đâu bây giờ? Đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến tránh sao khỏi cảnh “Lênh đênh chiếc báchgiữa dòng”?!
Trong nỗi đau tình vợ chồng chia cắt, nỗi nhục khi phẩm giá bị chà đạp, sự ê chề khi không bảo vệ được người cha già bị gia đình chồng sỉ nhục, Thị Kính vẫn giữ bản chất thật, hiền lành, giữ gìn phép tắc luân lí của đạo dâu con. Người đọc càng xót thương Thị Kính bao nhiêu thì càng căm ghét sự bất nhân bất nghĩa của gia đình Sùng bà bấy nhiêu.
Kết thúc đoạn trích Nỗi oan hại chồng là cảnh Thị Kính cúi lạy cha rồi nói lên nguyện vọng của mình là sẽ giả trai để bước vào cửa Phật tu hành. Con đường giải thoát của Thị Kính có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là Thị Kính xác định “phải sống ở đời, mới mong tỏ rõ là người đoan chính”. Mặt tiêu cực là nàng cho rằng mình khổ do số kiếp đã định, “do phận hẩm duyên ôi”, nên tìm vào cửa Phật để lánh đời. Thái độcủa Thị Kính thiếu cái khỏe khoắn, lạc quan, dũng cảm của những người vợ nghèo trong ca dao. Nàng không dám đứng lên chống lại những oan trái bất công, chưa đủ bản lĩnh vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã, trái lại đã cam chịu bằng sự nhẫn nhục đáng thương. Phản ứng của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở lời trách móc sốphận và ước muốn lòng dạ ngay thẳng của mình được “nhật nguyệt sáng soi”.
Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống, thể hiện chân thực cuộc sống bi thảm, bế tắc của nhiều sốphận, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ nghèo trong xã hội phong kiến xưa kia.
Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng (trích vở chèo Quan Âm Thị Kính) – Bài làm 2
Trong kho tàng văn hoá truyền thống Việt Nam, chèo là một loại hình quan trọng và độc đáo. Chèo tổng hợp trong nó cả văn học, vũ đạo, hội hoạ, ca nhạc, diễn xướng,… dân gian. Trong kịch, mục sân khấu chèo, Quan Âm Thị Kính là vở diễn nổi tiếng, được phổ biến rộng rãi trên mọi miền Tổ quốc, được nhiều nước trên thế giới ca ngợi. Vỡ diễn này tiêu biểu cho sân khấu chèo về : tích truyện, kịch tính, nhân vật, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ,… Trong Quan Âm Thị Kính, đoạn Nỗi oan hại chồng giúp chúng ta hiểu những nét dặc sắc của cả tác phẩm, nhất là về mặt kịch bản văn học. Nỗi oan hại chồng là bi kịch đầu tiên của cuộc đời Thị Kính – nhân vật chính của vở chèo. Đoạn trích diễn tả cụ thể, sinh động tình cảnh bi thảm, bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật : Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Các nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Câu chuyện được kể theo ba tình huống (còn gọi là ba cảnh) chính:
1. Vợ chồng Thiện Sĩ và Thị Kính chung hường hạnh phúc gia đình. Chồng đọc sách, vợ khâu vá, chăm sóc chồng (Từ đầu đến chi tiết Thiện Sĩ choàng dậy, hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên).
2. Sùng bà vu oan giáng hoạ cho Thị Kính, đánh đuổi nàng dâu. Thị Kính kêu oan, nhưng không được. Xung đột nổ ra, mỗi lúc một căng thẳng, không thể dung hoà (Từ chi tiết Thiện Sĩ kêu "Hỡi cha ! Hỡi mẹ !…" đến chi tiết Sùng bà dúi tay đáy Thị Kính ngã, có tiếng Sùng ông nói từ ngoài cửa).
3. Đoạn còn lại : Cha con Thị Kính than thở về nổi oan. Cha dắt con về. Thị Kính không về nhà, mà quyết định xuống tóc đi tu để "cầu Phật chứng minh" cho oan tình của mình. Xung đột kịch lên đỉnh điểm và cách giải quyết xung đột.
Đoạn trích vừa mang tính kịch (biến diễn các xung đột) vừa tự sự, kể chuyện. Tất cả các chi tiết, tình huống xoay quanh mâu thuẫn giữa hai gia đình, tiêu biểu cho hai tầng lớp, hai giai cấp giàu và nghèo trong xã hội xưa. Trong đó nổi bật và tập trung vào xung đột giữa hai nhân vật: Sùng bà và Thị Kính. Do đó, tìm hiểu và suy ngẫm về đoạn trích Nỗi oan hại chồng chúng ta có thể kết hợp xung đột kịch và những dặc điểm số phận, tính cách của hai nhân vật chính ấy.
Sùng bà dại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến, là một con người tàn nhẫn, thô bạo trong hành động ; ngoa ngoắt, hợm hĩnh, vu khống trong lời nói, ý nghĩ. Vừa nghe con trai kêu ''thấy dao kia kề cổ", không cần hỏi han, tra xét cụ thể, Sùng bà đã buộc tội cho Thị Kính là "mày định giết con bà à", rồi tiếp sau, dồn dập bao nhiêu lời cáo buộc, vu khống trắng trợn. Nào là "Mày trót say hoa đắm nguyệt", nào là "Gái say trai lập chí giết chồng". Chao ôi, toàn là những tội tày đình mà người mẹ chồng ấy đã suy đoán hồ đồ, để cố tình buộc tội con dâu, gieo xuống số phận Thị Kính một cái án, một nỗi oan thê thảm. Từ những ý nghĩ lạnh lùng, vô căn cứ đó, Sùng bà đã đối xử với Thị Kính bằng những cử chỉ, hành động rất tàn nhẫn, thô bạo. Mụ "dúi đầu Thị Kính xuống", rồi "bắt Thị Kính ngửa mặt lên". Không cho Thị Kính phân bua, giải thích, mụ lấp liếm vừa nói vừa hát bằng một giọng diệu cay độc, khinh ghét. Cuối cùng, mụ "dúi tay, đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống", rồi bỏ vào nhà. Người mẹ chồng ấy đã đuổi con dâu một cách tàn nhẫn. Trong lời nói, điệu hát, Sùng bà liên tục đay nghiến, nhiếc mắng Thị Kính. Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại thêm một tội. Đặc biệt là khi nói, Sùng bà luôn cố ý so sánh, đối chiếu để phân biệt đẳng cấp giữa hai gia đình:
— Giống nhà bà đây giống phượng giống công.
— Mày là con nhà cua Ốc.
— Nhà bà đây cao môn lệnh tộc.
— Tuồng bay mèo ma, gà đồng.
— Trứng rồng lại nở ra rồng.
Liu diu lại nở ra dòng liu diu.
Các tác giả dân gian ngày xưa đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ thật sinh động. Lời nói, bài ca của người mẹ chồng ấy đã dựng nên một loạt hình ảnh tạo vật trái ngược nhau, tô đậm thêm sự đối lập, tính xung đột của câu chuyện. Lời lẽ của mụ Sùng thật phong phú, đa dạng, nhưng đều tập trung ở một tư tưởng : sự phân biệt "cao – thấp", "giàu – nghèo". Trong lời lẽ ấy vừa chứa đựng thói kiêu căng của tầng lớp địa chủ phong kiến vừa bộc lộ quan hệ đối lập mẹ chồng, nàng dâu vốn là quan hệ căng thẳng trong xã hội xưa, những kẻ giàu có thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến luôn luôn khinh rẻ những người thuộc tầng lớp lao động, nghèo khó. Thị Kính tuy có đủ đức hạnh như lễ giáo phong kiến quy định nhưng vẫn không được Sùng bà chấp nhận bởi vì nàng không thuộc nguồn gốc "con nhà giống phượng, giống công". Mâu thuẫn giữa Sùng bà (và cả gia đình) với Thị Kính (kể cả Mãng ông) tuy chí là mâu thuẫn trong hôn nhân, gia đình nhưng có ý nghĩa phản ánh mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phong kiến. Nhân vật Sùng bà chỉ ra trò, xuất hiện trong một lớp kịch, một tình huống truyện nhưng rất tiêu biểu cho một loại vai trong chèo cổ : vai mụ ác. Ở nhân vật này tập trung cao độ tính cách của kẻ hợm của, khoe dòng giống, tàn nhẫn, độc đoán, cả vú lấp miệng em. Lúc nào mụ Sùng cũng lấy mình làm chuẩn để tỏ rõ phép nhà. Mụ là kẻ tạo ra "luật lệ" trong gia đình, chỉ huy tất cả, bắt tất cả từ chồng, đến con trai và con dâu phải theo ý mình, phải nể sợ, tôn trọng lời nói và hành động của mình. Trong đoạn chèo Nỗi oan hại chồng, nhân vật Sùng bà hiện lên thật sống động, gây cho người đọc, người xem cảm xúc ghê sợ, khinh ghét, cần phải phê phán.
Đối lập với nhân vật Sùng bà là nhân vật Thị Kính. Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo. Nàng đại diện cho người phụ nữ lao động, những người dân bình thường, lương thiện. Cảnh ngộ của nàng thật thảm thương.
Năm lần Thị Kính kêu oan. Trong năm lần ấy thì bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng : "Giời ơi ! Mẹ ơi, oan con lắm mẹ ơi", "Oan cho con lắm mẹ ơi"… "Oan thiếp lắm chàng ơi"… "Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi !". Thị Kính kêu oan với mẹ chồng, nhưng vô ích. Đối với Sùng bà, những lời ấy như đổ thêm dầu vào lửa, càng làm bùng lên ngọn lửa khinh ghét, càng nối dài thêm những lời đay nghiến vô lí, tức tối. Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày thêm. Còn với Thiện Sĩ thì… đó là một người chồng đớn hèn, bạc nhược. Thiện Sĩ hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng yêu thương, chăm chút gắn bó với mình, bỏ mặc nàng cho mẹ hành hạ. Trong cảnh ngộ thê thảm của Thị Kính, Thiện Sĩ là một người… thừa. Khi Thị Kính cầu cứu chồng "Oan thiếp lắm chàng ơi", Thiện Sĩ vẫn im lặng như vô cảm, thật đáng trách. Xem chèo hoặc đọc kịch bản đến tình huống này, không ai không xúc động. Xúc động vì tức giận mẹ con Thiện Sĩ và xúc động vì xót thương Thị Kính. Nàng là người vợ hiền dâu thảo, chăm chỉ và thương yêu chồng đến như thế mà bị hàm oan, bị hắt hủi. Chỉ đến lần cuối cùng, lần thứ năm, kêu oan với cha (Mãng ông), người đàn bà bất hạnh ấy mới nhận được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Càng đến cuối, xung đột của lớp kịch, cảnh ngộ của Thị Kính càng thê thảm. Nàng bị đuổi ra khỏi nhà chồng. Trước khi ra khỏi nhà, nàng còn cố níu lại chút kỉ niệm hạnh phúc ngắn ngủi với chồng. Đi theo cha được vài bước, nàng quay vào nhìn từ cái kỉ sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay, thở than một mình:
Thương ôi ! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo Bổng ai làm chăn gối lẻ loi.
Những từ chỉ thời gian "bấy lâu" và "bỗng", những hình ảnh tạo vật "sắt cầm tịnh hảo", "chăn gối lẻ loi" đối lập với nhau, xung đột nhau cùng cất lên tiếng than thống thiết về sự tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, dự cảm về một ngày mai đơn độc. Từ lời than, Thị Kính hờn trách:
Trách lòng ai nỡ phụ lòng
Đang tay nỡ bẻ phím đồng làm dôi…
Tuy là lời "trách ai" đấy, nhưng chỉ là những lời "tự bạch", tự giãi bày, than thở mà thôi. Nói khác đi, câu hát cuối cùng đó của Thị Kính – nạn nhân trong vụ "án oan" này – chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh thêm cảnh ngộ đau khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Trước cảnh ngộ đau khổ ấy, Thị Kính đã làm gì ? Nếu là người phụ nữ khác, hẳn sẽ có suy nghi khác và ứng xử khác. Nhưng, Thị Kính lại buông xuôi, chỉ đành ngửa mặt than với trời, mong "Nhật nguyệt rạng soi – Thấu tình chăng nhẽ". Sau đó, nàng tạm biệt gia đình, cha mẹ, xuống tóc, giả trai vào chùa đi tu. Hành động này của Thị Kính có mặt tích cực là ước muốn được sống nơi trong sạch để tỏ rõ người đoan chính, nhưng mặt tiêu cực là nàng đổ tại số phận và tìm cách giải thoát bằng sự khổ hạnh, tu tâm, nhẫn nhục, chịu đựng. Cả sau này, khi bị hàm oan trong vụ án hoang thai của Thị Mầu, Kính Tâm – cuộc đời thứ hai của người đàn bà bất hạnh, Thị Kính – vẫn buông xuôi, nhẫn nhục đợi chờ "Nhật nguyệt rạng soi". So với một vài nhân vật phụ nữ khác trong truyện cổ tích như nàng Tiên Dung (truyện Chữ Đồng Tử), cô Tấm (truyện Tấm Cám), hoặc trong các vở chèo như Thị Phương (chèo Trương Viên), Thị Kính chưa có đủ bản lĩnh vượt trên hoàn cảnh, chưa có nghị lực cứng cỏi đứng lên chống lại những oan trái bất còng trong xã hội bấy giờ. Nàng là người phụ nữ nêu tấm gương đoan chính, lương thiện, nhẫn nhục để tu tâm tích đức.
Tóm lại, vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung, đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo tiêu biểu của sân khâu chèo truyền thống, một loại hình văn hoá, văn học dân gian đặc sắc của Việt Nam. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình trong xã hội phong kiến ngày xưa…
Tóm lại, vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung, đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo tiêu biểu của sân khâu chèo truyền thống, một loại hình văn hoá, văn học dân gian đặc sắc của Việt Nam. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình trong xã hội phong kiến ngày xưa…
Tóm lại, vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung, đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo tiêu biểu của sân khâu chèo truyền thống, một loại hình văn hoá, văn học dân gian đặc sắc của Việt Nam. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình trong xã hội phong kiến ngày xưa…
Tóm lại, vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung, đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo tiêu biểu của sân khâu chèo truyền thống, một loại hình văn hoá, văn học dân gian đặc sắc của Việt Nam. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình trong xã hội phong kiến ngày xưa…
Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính – Bài làm 3
Quan âm thị kính là một vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu chèo. Nó mang lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về nỗi oa hại chồng và cái án hoàng thái là hai cái nứt chính ở vở chèo. Qua đó tác giả dân gian phản ánh bi kịch trong thân phận của người phụ nữ nghèo khổ thời phong kiến.
Bên cạnh đó vở chèo còn có dụng ý đề cao về phẩm chất cao quý của người phụ nữ và lên án cái xấu, cái ác ở trong xã hội phong kiến xưa.
Trích nỗi oan hại chồng là phần cốt lõi ở trong phần mở đầu của vở chèo. Thị kính là một nàng dâu ngoan hiền nết na, thùy mị nhưng lại bị Sfng bà nanh ác đổ oan cho tội giết chồng, gia đình nhà chồng đã gây nên mâu thuẫn cho kính cùng nỗi oan chồng chất, hạnh phúc từ đó cũng tan vỡ và đuổi khỏi nhà chồng, chứng kiến cảnh người cha thân yêu bị sỉ nhục.
Mâu thuẫn giữa sùng bà và thị kính về hình thức đó là xung đột trực tiếp giữa mẹ chồng nàng dâu nhưng bản chất là kẻ thống trị và người bị trị. Nói lên thân phận thấp kém của người phụ nữ nghèo trong quan hệ gia đình và hôn nhân phong kiến.
Mở đầu là cảnh chồng học bài mệt mỏi ngủ thiếp đi, nàng lại dọn kỉ rồi quạt cho chồng, thấy sợi râu tóc mọc ngược ở dưới cằm chồng nàng băn khoăn đó là điềm báo chẳng lành cho nên muốn cắt đi .Việc làm thể hiện tình yêu thương với chồng chưa kịp thì bị mẹ chồng hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên: Hỡi cha!. Hỡi mẹ Ị Hỡi xóm! Hời làng! Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường… khiến cho cả nhà tỉnh giấc. Chẳng cần hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao, Sùng bà đã sừng sộ khép ngay Thị Kính vào tội giết chồng: Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à?
Dùng bà thái độ rất hung hăng và tàn nhìn, khi đó Kính chỉ biết khóc lóc van xin nhưng bà lại dúi đầu thị Kính ngã xuống rồi bắt ngửa mặt lên để nghe mụ chửi chứ một mực không cho phân bua thanh minh gì.
Mụ trút cho Thị Kính đủ tội mà không cần biết sự tình. Mụ xỉ vả, đuổi Thị Kính ra khỏi nhà không chỉ vì lí do cho rằng Thị Kính giết chồng mà Thị Kính còn là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa; là con nhà thấp hèn không xứng với nhà mụ:
“ Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Đồng nát thì về Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha…”
Khi bị ép tội giết chồng thì Thị Kính đã có những lời lẽ nhẫn nhục. Kêu oan 5 lần bảy lượt đều không được chấp nhận, người chồng thì một mực nghe theo mẹ đã không đứng về phía cô và còn hèn nhát .
Lần thứ nhất, nàng kêu oan với mẹ chồng : Giời ơi Ị Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi! Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng: Oan cho con lắm mẹ ơi! Lần thứ ba, kêu oan với chồng: Oan thiếp lắm chàng ơi ! Lần thứ tư, một lần nữa, lại kêu oan, van xin mẹ chồng: Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
Lần cuối cùng thị Kính kêu oan với Mãng ông thì nàng mới nhận được sự cảm thông nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực tới cùng. Mãng ông đã nói trong nước mắt:
“Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan
Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào!”
Kết cục là tình vợ chồng kết thúc, tan vỡ còn nàng thì bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
Cuối cùng chỉ còn lại hai cha con thị kính lẻ loi đơn độc đến tột cùng. Cảnh hai cha con ôm nhau than khóc chính là hình ảnh về người nghèo khổ chịu oan ức hoàn toàn bất lực trước sự việc đó.
Tâm sự của nàng thể hiện qua điệu sử rầu và nói thảm:
“Thương ôi! Bấy lâu nay sắt cầm tịnh hảo
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi”.
Một bên là kỉ niệm hai vợ chồng đã từng có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau còn một bên là khoảnh khắc chớp nhoáng của sự tan vỡ.
Lời thoại gợi lên rất rõ hình ảnh một người con gái bị hàm oan đang vô cùng đau khổ và bơ vơ trước cuộc đời vô định. Thị Kính đột ngột bị đẩy vào tình thế éo le: Biết đi đâu? về đâu bây giờ? Đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến tránh sao khỏi cảnh Lênh đênh chiếc bách giữa dòng.
Kết thúc đoạn trích là thị Kính đã lạy cha rồi nói lên nguyện vọng của mình là bước vào cửa phật tu hành.
Vờ chào quan âm thị Kính nói chung và đoạn trích nỗi oan hại chồng nói riêng chính là một vở diễn và trích đoạn chèo tiêu biểu ở trên sân khấu chèo truyền thống, thể hiện một cách chân thực nhất về cuộc sống bế tắc, bị thảm của số phận con người đồng thời con ca ngợi về phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ ở trong xã hội của phong kiến xưa.
Vài suy nghĩ khi đọc truyện Quán Âm Thị Kính – Bài làm 4
Có lẽ do ảnh hưởng huyền thoại Quán Âm Thị Kính trong nhân gian đã tạo ra một số suy nghĩ sai lầm về việc xuất gia của nữ giới xưa nay. Đa số cho rằng, cứ khi một cô thiếu nữ thất tình là xuất gia đầu Phật.
Truyện Quán Âm Thị Kính cũng như các tựa đề nổi tiếng khác của sân khấu Việt Nam như Vương Thúy Kiều, Lan và Điệp, Nắng Chiều,… đã vô tình tạo ra sự hiểu lầm về giới xuất gia là do thất tình, chán nản hoặc bị hoàn cảnh cuộc sống ép buộc.
Tuy câu truyện đã không tránh được sự hiểu lầm về việc vô chùa của Thị Kính, nhưng có lẽ cốt truyện đã bù trừ được phần lớn mang tính cách giáo dục qua đức hạnh của một người đàn bà vô cùng vĩ đại và từ bi, tìm đường sống trong cõi chết.
Huyền thoại nói về Quan Âm Thị Kính do một tác giả vô danh biên soạn dưới hình thức thơ “thượng lục hạ bát”, có lẽ xuất hiện vào thế kỷ thứ XIX. Cốt truyện làm sáng tỏ thuyết Luân hồi, nói rằng kiếp người không thể nào liễu sanh thoát tử khi chìm đắm trong năm loại dục: tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, thức ăn và ngủ nghỉ, mà phải luân hồi sanh tử trong thời gian “hằng hà sa số kiếp” đến khi quay về con đường chánh đạo mới thôi.
Trước đó vào kiếp thứ chín, đức Quán Thế Âm là đấng nam nhi tu hành gần đắc đạo:
Vốn xưa là đấng nam nhi
Dốc lòng từ thuở thiếu thời xuất gia. (Vô danh)
Nhưng Ngài phạm vào một lỗi, theo luật nhân quả phải sinh ra vào kiếp thứ mười thành thân nữ nhi, trải qua bao nhiêu nỗi oan tình để được thử thách:
Bụi trần rũ sạch, thói tà rũ không
Đức Mâu Ni xuống thử lòng,
Hiện ra một ả tư dung mỹ miều.
… Lỡ lời mà lại vịn ngay lấy lời.
Cho ra làm kiếp thứ mười,
Thử ai đày đọa một đời xem sao? (Vô danh)
Ngài được đầu thai làm con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính. Thế là trong kiếp thứ mười, Thị Kính phải gặp nhiều điều oan nghiệt.
Lên lấy chồng, phải xa lìa cha mẹ
Tưởng ơn trời bể mông mênh
Dễ mà đếm được ân tình ấy đâu. (Vô danh)
Lấy chồng tên là Thiện Sĩ được ba năm, vì thương chồng nên cắt sợi râu mọc ngược của chàng mà bị cha mẹ chồng ngờ là có ý toan sát phu. Trước điều oan nghiệt, nàng cố gắng chịu đựng mà không oán trách. Bị cha mẹ chồng (công cô) gieo tiếng oan và đuổi về nhà cha mẹ ruột, nàng chỉ biết khóc vâng lời:
Lòng nàng xiết nỗi xót xa,
Má đào ủ dột, mặt hoa âu sầu.
Lạy công cô đoạn rồi sau lạy chồng.
Như tuôn giọt lệ ròng ròng,
Nín hơi thổn thức, giả lòng sau xưa. (Vô danh)
Thương cha mẹ, nhớ chồng mà không được sống bên nhau, cái cảnh mà: “…quân tại tương giang đầu, thiếp tại tương giang vĩ, tương tư bất tương kiến, đồng ẩm tương giang thủy…” (Khúc Trường Tương-Tư) quả thật là khổ. Đây là khổ “ái biệt ly”, một trong các thứ khổ trong phần Khổ đế của Tứ diệu đế trong Phật giáo.
Rời nhà ra đi, nàng phải giả trai vào Văn Tự xin xuất gia. Sư ông hết lời khuyên dạy Thị Kính:
Sư khen rằng: Kẻ nho phong,
Đã suy đến chữ sắc, không đấy mà!
Kìa bào, kìa ảnh, phút qua
Kìa sương, kìa chớp, kìa là chiêm bao
Lọ là tranh trí thấp cao,
Kẻ xem khoái chí, người gào thất thanh
Mấy ai lấy nhục làm vinh
Trăm năm là nắm cỏ xanh rì rì
Sao bằng vui thú liên trì,
Dứt không tứ tướng, sá gì nhị biên. (Vô danh)
Với tên gọi là tiểu Kỉnh Tâm, nàng đi tu mong dứt được nợ trần, nào ngờ gặp ả Thị Mầu, con gái phú ông đem lòng yêu trộm, lẳng lơ trêu ghẹo và vu cho tội “phá giới” với ả. Nhưng đâu ai biết rằng, tác giả của cái bào thai đang lớn dần trong bụng của con người lẳng lơ kia là của một kẻ ăn người ở trong nhà của ả!
Khi đứa nhỏ chào đời, Thị Mầu mang con đến chùa giao cho Kỉnh Tâm nuôi để làm nhục. Kỉnh Tâm vì tính thương người, nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng. Sư ông dạy Kỉnh Tâm mang đứa bé ra sống tạm ngoài hiên cổng tam quan để tránh lời thị phi không tốt cho nhà chùa. Mỗi ngày Kỉnh Tâm đi vào xóm xin nước cháo nuôi đứa bé, nàng bị người đời mỉa mai, gièm pha. Khi đứa trẻ lên ba tuổi, Kỉnh Tâm bị bệnh nặng. Khi biết mình sắp chết, Kỉnh Tâm đã viết một bức thư dặn dò đứa bé đưa thư cho sư ông và ông bà họ Mãng.
Sau khi nàng lìa đời, đọc thư để lại, sư ông cho người đến khám nghiệm thi thể, lúc đó mới hay nàng là thân gái giả trai để được chấp nhận xuất gia. Làng cho bắt Thị Mầu và chồng trước của Thị Kính đến. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử, còn Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, về sau biến thành một con chim.
Với tuệ giác và lòng bi mẫn, Thị Kính chẳng phân biệt giữa tình máu mủ hay người dưng, nàng đã nuôi nấng đứa bé lớn lên với tất cả tình thương và sự vất vả của mình:
Chẳng sao cũng chịu cù lao
Xót tình măng sữa, nâng vào trong tay. (Vô danh)
Đây là tấm lòng thương xót chúng sinh với trái tim bình đẳng của bậc chân tu, điều mà chúng ta cần học, nên học và phải học để con tim mình bớt đi những hạt giống của ích kỷ và tạo nên năng lượng cần thiết, dũng mãnh trước những con sóng bạc đầu, những trận lốc chết người trong kiếp sống.
Nhờ những đức tính cao quý do ảnh hưởng triết lý và lời giáo huấn của đạo Phật, nhờ thực tập hạnh từ bi và nhẫn nhục sâu sắc mà sau kiếp thứ mười, Thị Kính đã thoát vòng sinh tử luân hồi, đắc quả Bồ-tát, danh hiệu Quán Thế Âm.
Nhân sinh thành Phật dễ đâu
Tu hành khổ hạnh rồi sau mới thành. (Tục Ngữ)
Sau này có những truyện khác kể lại Quán Âm Bồ-tát cứu độ con của Thị Mầu đem về Nam Hải làm người hầu. Do đó, người ta họa hình Quán Âm Bồ-tát mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim, mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề; bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp, chấp tay đứng hầu.
Đọc xong cốt truyện, chúng ta thật xúc động vì tính nhân văn của nó. Song cũng có thể đưa người ta đến hiểu lầm, nhất là lúc Thị Kính bị mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà, nàng không còn chỗ dung thân; trong cơn đau khổ, cảnh “màn trời chiếu đất”, nàng đã tìm đến cửa Phật để “tị nạn”. Nàng đã chán đời, đã thất tình, cũng như Thúy Kiều vì hận đời, vì tránh gặp Kim Trọng, vì nghĩ mình là nhơ nhớp nên quy y cửa Phật. Nhưng chúng ta đâu biết rằng, trong “khúc quanh” ấy, nàng đã chợt tỉnh khi nghe được tiếng chuông chùa đâu đấy vang vọng và đã trở về với con người chân thật của chính mình.
Nàng nhận thấy cái khổ của kiếp người và nguyện tìm đường giải thoát khỏi phiền não và nghiệp chướng kiếp nầy. Cũng thế, nhìn sâu vào một khía cạnh nào đó, ta sẽ thấy nàng Kiều xuất gia là mong chóng trả nghiệp “hồng nhan bạc phận” và đáp đền ơn sâu nghĩa nặng của song đường:
Nhất nhơn chứng đắc
Cửu huyền thăng. (tục ngữ)
Theo Phật giáo, mọi người hiện hữu trên cuộc đời nầy là vì nghiệp. Những thuận cảnh và nghịch cảnh xảy ra và ập đến cho ta trong kiếp sống cũng là nghiệp, và nghiệp nầy là do ta tạo lấy và cũng do ta mà thay đổi; cũng như Thị Kính thoát cảnh éo le của nàng qua con đường tu đạo. Có lẽ vì thế mà trong Đoạn Trường Tân Thanh, cụ Nguyễn Du đã khuyên người đời vượt thoát nghiệp dĩ của mình bằng mấy vần thơ sau:
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.
(3250. Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Lẽ phải, nguyên nhân hay nhất cho con người phát tâm xuất gia, không nên vì thất tình hoặc chán đời, mà chính là cảm nhận được sự khổ đau tê tái của kiếp người và sự vô thường chóng vánh của kiếp sống. Thật vậy, thân xác, sức khỏe, sự nghiệp, tài sản, thân quyến là những thứ tạm bợ, bản thân của chúng luôn luôn lột xác theo dòng thời gian và có thể tắt ngấm bất cứ lúc nào trong không gian băng giá. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hơn một lần chạnh lòng thốt ra điều nầy trong nhạc phẩm nhớ đời, mang tên Cát Bụi:
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày. (Trịnh Công Sơn)
Có thể nói, cuối một đời, khi lá úa hoa tàn, những gì mang theo không ngoài mỗi phước nghiệp thiện ác của chúng ta trong quá khứ và hiện tại. Chính những hành động thiện ác nầy sẽ dẫn dắt ta đi vào tiến trình giải thoát giác ngộ hay đọa lạc, trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Con người ta, ai ai cũng già, bệnh, chết, không một ai có thể thoát khỏi quy luật này, cho dù là vua, nhà sư hay kẻ nông dân. Có lẽ vì thế mà thái tử Tất-đạt-đa, tức đức Phật Thích-ca Mâu-ni sau nầy, đã tỉnh thức rời xa hoàng cung nguy nga, vợ đẹp con thơ và ngôi vị Đế Vương để đi tìm con đường giải thoát. Bởi thế, qua câu chuyện Quán Âm Thị Kính, ta thấy rõ một điều: bằng nỗ lực cá nhân và sự tu hành chân chánh, ta có thể thoát khỏi nghiệp cũ và đi đến giải thoát.
Nói tóm, câu chuyện Quán Âm Thị Kính ít nhiều đã để lại trong lòng người đọc sự thương cảm trước tấn bi kịch của một người phụ nữ Việt Nam trong cảnh “chồng chúa vợ tôi”, trong nỗi hàm oan uất nghẹn. Và khiến ta kính nễ và khâm phục về sức chịu đựng vô hạn, lòng kiên nhẫn bất tận trước nghịch cảnh của một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Bên cạnh, cốt truyện đã chứa đựng và chuyển tải được tính giáo dục về nghiệp, về nhân quả, một khía cạnh luân lý đạo đức của con người. Tuy nhiên, cốt truyện không tránh khỏi hạn chế “có thể” xảy ra về việc hiểu lầm lý tưởng xuất gia của giới tu sĩ Phật giáo. Bởi thế, mong rằng các độc giả khắp nơi sẽ có cái nhìn sâu và kỹ hơn để cùng nhau thấy được tình cảm, ước mơ và ý nghĩa tận cùng mà tác giả Quán Âm Thị Kính muốn gởi gắm qua câu truyện. Hơn thế nữa, cùng nhau ứng dụng triết lý trên để cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn.
Thu Thủy (Tổng hợp)