Nhận xét về hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng đó là biểu tượng cho một cuộc sống đau thương; ý kiến khác lại khẳng định đó là biểu tượng cho cuộc sống kiến cường, bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên.
Dàn ý
1. Mở bài:
Truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành được viết năm 1965 và in trong tập "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Đây là một trong vô số những tác phẩm nổi tiếng thời kì kháng chiến chông Mĩ. Tác phẩm khẳng định vị trí của Nguyễn Trung Thành trong nền văn chương hiện đại – lần đầu tiên vùng đất Tây Nguyên đi vào văn xuôi. Và cho tới nay, ông vẫn là cây bút văn xuôi viết hay nhâl về vùng rmển ấy.
Nguyễn Trung Thành đặt tên cho tác phẩm của mình là "Rừng xà nu", hình ảnh gắn bó máu thịt với ông. Ông yêu mến, khâm phục và viết về nó như một biểu tượng của cuộc sống đau thương, về vẻ đẹp và phẩm chất kiến cường, bất khuất của đổng bào các dân tộc Tây Nguyên mà cụ thể là những con người làng Xô Man.
II. Thân bài:
2. Hình tượng rừng xà nu thể hiện kết cấu của tác phẩm:
– Mở đầu là cánh rừng xà nu nối nhau chạy tít tắp tận chân trời và kết thúc vẫn bằng một cánh rừng xà nu, như "một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận". Cây xà nu rải kín từ đầu đến cuối tác phẩm, rải kín toàn bộ câu chuyện.
=>Kết cấu đầu cuối hô ứng, hình tượng ấy vừa có ý nghĩa cụ thể gợi lên đặc trưng của miền đất Tây Nguyên, vừa có ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiến cường và bất diệt của con người Tây Nguyên.
2. Hình tượng rìtng xà nu đau thương nhưng vô cùng đẹp đẽ:
– Mở đầu trang viết, nhà văn dùng ngôn ngữ nghệ thuật để chạm khắc hình tượng cây xà nu từ hình khối, màu sắc, hương vị nổi bật lên trong đau thương của lửa đạn chiến tranh: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn".
=>Những dòng văn đẹp lạ lùng, gây ấn tượng mạnh cho người đọc cảm nhận về sự khốc liệt của chiến tranh.
– Sức sống của cây xà nu thật mạnh mẽ, kì diệu “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy thứ ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lấp lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bây ra, thơm mỡ màng.”
=> bằng những câu văn thật hào hùng, tha thiết, nhà văn đã dành cả bút lực cho loài cây mà ông yêu quý. Một loài cây xà nu khao khát sống, háo hức phóng mạnh lên bầu trời lớn rộng, không gì ngăn cản nổi như thể thỏa mãn tình yêu tự do và ánh sánh
3. Hình tượng cây xà nu được xây dtmg như một nhân vật anh hùng, biểu tượng vê vẻ đẹp, sức sống kiến cường, bất diệt của con người Tây Nguyên.
– Nhà văn đã dùng thủ pháp nghệ thuật tượng trưng và nhân hóa để xây dựng cây xà nu, rừng xà nu như một nhân vật anh hùng.
– Ngay mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã đặt hình tượng rừng xà nu trong thếđối lập giữa sự sống và cái chết, sự sinh tổn đang đứng trước thảm họa diệt vong. Cả rừng xà nu đặt trong tầm đại bác của giăc, ngày nào chúng cũng bắn hai lần, rừng xà nu đầy mình thương tích, đổ ào ào như một trận bão. Chỗ vết thương nhựa ứa ra,… đọng thành cục máu lớn. Nỗi xót xa đau thương hiện trong muôn hình muôn vẻ.
– Những cây non tựa như những đứa trẻ thơ "nhựa còn trong, chất dầu còn căng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết".
– Lại có cái đau dữ dội của những cây như đang tuổi thanh xuân bỗng bị chặt đứt ngang mình, đổ ào ào như bão.
– Đuốc xà nu soi sáng con đường đi và trong nhà ưng tập hợp dân làng.
– Khói xà nu làm lem luốc mặt mũi, chân tay lũ trẻ học bài.
– Cây xà nu, rừng xà nu còn là nhân chứng cuộc đấu tranh khốc liệt của dân làng Xô Man.
– Cây xà nu còn tham gia trực tiếp vào các sự kiện trọng đại của dân làng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: ngọn đuốc xà nu soi sáng cho dân làng mài gươm, giáo chuẩn bị khởi nghĩa; ngọn đuốc xà nu soi sáng cho cụ Mết và thanh niên vào rừng lây vũ khí giết giặc; nhựa xà nu bị giặc lây đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú; ánh đuốc xà nu bừng bừng trong đổng khởi,…
– Hình tượng rừng xà nu như người cha khổng lồ che chở cho con cái chiến đấu: "Cứ như thếhai, ba năm nay, rừng xà nu ưỡn târn ngực lớn của mình che chở cho dân làng".
I. Kết bài:
Mở đầu là hình ảnh cánh rừng xà nu bị đạn đại bác của giặc tàn phá đau thương, nhưng kết thúc tác phẩm là một cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy tít tắp tói tận chân trời. Một hình ảnh rộng lớn, hùng tráng và thơ mộng tượng trưng cho phẩm chất, sức sống, cho tinh thần quật khởi của đổng bào Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên hay những hình tượng trong tác phẩm, chung quy đều là sự kết tinh những lí tưởng cao quý nhất của cả cộng đồng. Đó là lí do nhà văn chọn đề tài rừng xà nu – "Một loại cây hùng vĩ, cao thượng, man dại và trong sạch" mang đậm nét sử thi mà nhà văn yêu quý.
Ứng dụng VĂN MẪU TỔNG HỢP trên điện thoại với hơn 30k bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết. Hãy tải App ngay để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn nhé!
Nếu thấy bài viết hay, hãy động viên và chia sẻ ban biên tập! Các bình luận không phù hợp sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.