Thuyết minh về cây sáo trúc

Thuyết minh về cây sáo trúc

Bài làm

Tuổi thơ ai cũng có những món đồ chơi ăn cùng suốt những năm tháng đó, những bạn nữ thì thích búp bê, những bạn nam thì đam mê với đủ các loại xe, đủ các loại đồ chơi đắt tiền khác, riêng đối với em hình ảnh thân thương gắn liền, nuôi dưỡng những ước mơ, cùng em đi qua quãng thời gian đó là cây sáo trúc. Đối với những người am hiểu sưu tầm thì nó là một dụng cụ của dân tộc, nhưng đối em với thì đó là một người bạn, một người cùng em chia sẻ những niềm vui nỗi buồn.

Sáo trúc đúng như tên gọi của nó, sản phẩm được tạo thành từ một khúc ngắn trên thân cây trúc, cách một người nghệ nhân tạo ra một cây sáo vô cùng cầu kì và kĩ lưỡng, những đoạn trúc đủ tiêu chuẩn để tạo ra cây sáo cần đảm bảo dài, thẳng, bên trong có độ rỗng vừa đủ, độ dày ống trúc không quá lớn, độ rộng cũng không quá nhỏ mới có thể phát ra âm thanh chuẩn của tiếng sáo.

Khi đã lựa chọn được nguyên liệu phù hợp đoạn trúc sẽ được đục lỗ với sáu lỗ bấm và một lỗ thổi, ngoài ra để trang trí cho cây sáo trúc bắt mắt, sinh động hơn người nghệ nhân có thể tạo ra chúng với đầy đủ màu sắc khác nhau, trên thân sáo có thể được khắc họa bất kì hình ảnh nào đó, đầu sáo được đục thêm hai lỗ để có thể buộc dây, hay buộc những miếng ngọc bội nhỏ rất đẹp, sáo có rất nhiều cách để thổi, có thể thổi ngang, có thể thổi đứng. Cuối cùng sự thành công của cây sáo trúc phụ thuộc phần lớn vào âm thanh mà nó phát ra, từ đó cây sáo có những tên gọi khác nhau được gọi theo tên của những nốt mà cây sao đó có.

Thuyết minh về cây sáo trúc

Ngày nay nền âm nhạc phát triển vô cùng, những loại nhạc cụ chạy bằng điện với âm thanh sống động ra đời đầy đủ đa dạng chủng loại, giữa thành phố tấp nập chẳng mấy khi nghe được tiếng sao, chỉ là văng vẳng đâu đó trong bóng tối lâu lâu cất lên tiếng sáo của một anh chàng sinh viên nào đó, nhưng đối với những đứa trẻ sinh và lớn lên trên vùng quê nông thôn hình ảnh con diều.

Tiếng sao chẳng còn xa lạ, cây sao gắn liền với kí ức tuổi thơ, cây sáo cũng những đứa trẻ lớn lên, cùng vui chơi, rồi việc thổi sáo chẳng phải dễ dàng gì thế mà những đứa trẻ đó chẳng biết từ đầu thuần thục những giai điệu, những đôi tay thoăn thoắt bấm lỗ sáo thật điêu luyện, cũng chẳng có trường lớp, chẳng có ai dạy, chỉ truyền từ người này sang người kia mà đã một phần nào lưu giữ được tiếng sáo trong bao đời nay trên mảnh đất nông thôn, hình ảnh những đứa trẻ ngồi trên lưng trâu, hay ngồi trên cánh đồng cất cao tiếng sao nghe mới thật thiết tha, sâu lắng, yên bình. Dù có hiện đại nhưng hình ảnh tiếng sáo vẫn là nét đẹp văn hóa của dân tộc, thường xuất hiện trong các bài văn, bài thơ những ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng, xuất hiện trong những tác phẩm có sự kết hợp giữa tiếng sao với những nhạc cụ hiện đại khác để tạo ra phong cách mới vô cùng cuốn hút, ngoài ra cây sáo còn mang ý nghĩa cho những con người chịu thương, chịu khó, tẩn tảo trong cuộc sống.

Sáo trúc, một nét đẹp truyền thống của dân tộc cần được lưu giữ và phát triển hơn nữa trong tương lai, đại diện cho một đất nước có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống độc đáo vì vậy dù ít hay nhiều mỗi người nên có những hiểu biết nhất định về loại nhạc cụ này để gìn giữ ở hiện tại và đưa tiếng sáo vươn xa hơn nữa trong tương lai.

LIKE ỦNG HỘ TÁC GIẢ