Ý nghĩa câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” – Văn mẫu hay lớp 7

Ý nghĩa câu ca dao "Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Vĩnh Phúc

Trái bầu xanh, trái bí xanh theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn… Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi như một lời nhắn gửi những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

Bầu và bí hai giống cây khác nhau nhưng được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận nên bầu và bí thường quấn quýt với nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì tròn, quả bầu thì dài để rồi ganh ghét, xa lánh nhau.

Vì sao vậy? Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ.Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ,chung ố phận.Mưa thuận gió hòa, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn bầu bí cùng chung sức chịu đựng.Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.

Câu ca dao nói về bầu, bí nhưng chắc chắn là nói chuyệ con người, chuyện cuôc đời. Ông cha ta đã khuyên con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà tha thiết, tế nhị qua hai câu ca dao này.

Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.

Những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở gần gũi, cảm thông. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu, đùm bọc, biết nhường nhịn, chia sẻ để công việc chung được tốt được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương yêu, sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, người Việt Nam dù có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy, mọi người đã đoàn kết lại thành một khối thống nhất để chống quân cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù.

Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trông rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng, thành quả lao động một nắng hai sương. Trong điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nếu không biết nương tựa lẫn nhau thì làm sao tồn tại nổi. Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho lòng thương người nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là một truyền thống quý báu truyền từ đời này sang đời khác.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu khuyên nhủ mọi người nên sống yêu thương, đoàn kết, tiêu biểu nhất là câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Cho dù cuộc sống ngày một thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái vẫn có giá trị trường tồn. Nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta thêm đẹp, thêm ý nghĩa.

Giải thích câu ca dao: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" – Bài làm 2

Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.

Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam như các câu ca dao, tục ngữ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng", "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", "Lá lành đùm lá rách"…

Nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh. Yêu thương góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống, tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.

Trong cuộc sống, đã có sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như: Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương…), toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên,…

Tóm lại, những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

Giải thích câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn – Bài làm 3

Việt Nam ta có một kho tàng ca dao tục ngữ phong phú. Mỗi một câu đều có ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, chứa đựng những tình cảm yêu thương tha thiết. Trong đó, tình yêu thương đồng bào, nhân loại, tình cảm giữa người với người luôn được cha ông ta đặt lên hàng đầu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Chúng ta ai cũng biết cây bầu và cây bí là hai loại cây khác nhau. Chúng cho hoa và trái hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai cùng chung một họ, đều là những cây thân leo. Vì thế nhân dân ta hay trồng bầu và bí chung một giàn, chăm sóc bón phân, tưới nước cho chúng như nhau. Do cả hai cùng sống chung trong một điều kiện môi trường nên nếu khi gặp mưa gió hay nắng hạn thì cả hai cùng chung cảnh ngộ. Có lẽ vì vậy mà bầu và bí trở nên gắn bó thân thiết như hai anh em. Nhắc đến bầu người ta luôn nghĩ đến bí và ngược lại.

Những hình ảnh của bầu và bí thật gần gũi, thân thương và giản dị. Mượn hình ảnh sống động ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu về tình yêu thương con người, đồng loại.

Đầu tiên, dễ thấy nhất đó là anh em trong một gia đình. Dù tính cách, vẻ bề ngoài mỗi người có khác nhau nhưng tất cả cùng chung một cha mẹ sinh ra, cùng lớn lên trong một mái nhà, sướng vui hay buồn khổ đều có nhau. Vì vậy, anh em phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Cho nên, ông cha ta cũng có câu:

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Tuy nhiên, nếu người ngoài là người hàng xóm, láng giếng của mình thì cũng là "chung một giàn". Những người hàng xóm với nhau, dù mỗi nhà mỗi cảnh nhưng lại sống chung trong một ngôi làng, cùng đi chung trên một con đường, thậm chí nhiều nhà còn dùng chung một giếng nước. Họ "tối lửa tắt đèn có nhau". Và lỡ như có kẻ bên ngoài nào xâm phạm hay gây mất trật tự, họ đoàn kết, bảo vệ nhau. Cho nên ông bà ta cũng thường khuyên bảo nhau rằng: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" để thấy sự cần thiết phải yêu thương nhau giữa những người hàng xóm, láng giềng.

Mở rộng ra cho cả tình thành, cả đất nước thì tất cả chúng ta cũng đều là những người cùng chung một cộng đồng dân tộc, cùng là người mang quốc tịch Việt Nam, cùng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nhiều máu lửa bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Vì vậy, càng phải đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau:

Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Loading...

Như vậy, có thể nói rằng dù xét trong phạm vi nào, chúng ta cũng đều là những cá nhân gắn kết trong một tập thể. Chúng ta không thể tách rời khỏi tập thể, cộng đồng. Khi đã nhận thức được rằng mỗi cá nhân là một tế bào của gia đình, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, chúng ta sẽ biết sống đoàn kết, yêu thương, bao bọc nhau hơn vì "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết".

Cuộc sống thực tế của chúng ta cho thấy chính sự thương yêu, đoàn kết đã giúp nhân dân ta vượt qua bao khó khăn, thử thách. Khi đất nước ta bị bọn ngoại lai xâm phạm, tất cả nhân dân ta cùng chung một nỗi đau mất nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc mà chúng ta mới chiến thắng được kẻ thù, đem ấm no, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Còn ngày nay, dù chiến tranh không còn, nhưng thiên tai, bão lũ xảy ra hàng năm cũng gây ra bao cảnh bi thương cho nhiều gia đình. Cùng với tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", cả nước cùng nhau hướng về một phía, cùng kêu gọi, quyên góp giúp đỡ cả về vật chất, lẫn tinh thần cho những gia đình bị thiệt hại, mất mát. Đã có bao nhiêu những mạnh thường quân, những nhà hảo tâm đã cùng nhau đóng góp, chia sẻ với nỗi đau của đồng bào, của dân tộc. Và không chỉ trong nước mà cả cộng đồng quốc tế, khi quốc gia nào bị thiên tai, nghèo đói, các nước khác đều cứu trợ thuốc men, lương thực, thực phẩm…để giúp họ vượt qua khó khăn.

Rõ ràng tình yêu thương nhân loại thời nào cũng cần, cũng quý. Câu ca dao là lời dạy sâu sắc, ấm áp tình người. Nó giúp ta từ bỏ những tị hiềm cá nhân mà sống yêu thương, gần gũi nhau hơn. Cuộc đời sẽ đẹp biết bao nếu mỗi người đều biết sống chia sẻ, yêu thương, đoàn kết cùng nhau.

Giải thích câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn – Bài làm 4

Các nhà nghiên cứu văn chương truyền khẩu đều cho rằng, tục ngữ là kho tàng trí tuệ, đúc kết kinh nghiệm sống của tổ tiên bao đời, còn ca dao chính là những khúc hát ru, câu hát trữ tình phong phú nhất của dân tộc. Con người có bao nhiêu hoàn cảnh sống là có bấy nhiêu hoặc hơn nữa là bài ca dao. Lao động mệt nhọc ư? Đã có những khúc hát hò dô, hát ví, hát đối… Công cha nghĩa mẹ? Không thiếu! Không thiếu trong biểu đạt tình cảm riêng tư và không thiếu trong cả tình thương của cộng đồng người khác màu da, chủng tộc trên cùng một vùng đất. Không lúc nào chúng ta không nghe điệp khúc:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Về nghĩa đen thì hai câu ca dao không có lấy một từ Hán Việt. Bầu, thương, bí, giốn, giàn là những từ gợi hình giữ nhiệm vụ chính cũng không xa lạ gì với người đọc. Bầu bí là hai loại thực vật khác nhau về cây, lá, trái nhưng cùng họ dây leo nên những người miền quê thường gọi là dây bầu, bây bí. Khác với dưa hấu, bí ngô… bò sát đất, bầu và bí cùng phát triển trên cái giàn làm bằng thân, cành cây tre, gồm những chiếc cột và những nức thang gác ngang tạo thành những ô vuông nhỏ. Dù đơn so hay vững chắc, thấp hay cao thì mặt giàn cũng phải cách mặt đất để khoảng trống cho trái bầu, trái bí treo lủng lẳng, đong đưa. Như vậy, dù gốc chúng có khác nhau nhưng xét cho cùng cả bầu lẫn bí kêu gọi thương yêu nhau cũng là lẽ thường tình.

Đứng lẻ loi, một mình thì bầu, bí là những phần tử mang tính hiển ngôn. Nhưng khi có động từ thương tham dự vào thì chúng còn mang đặc tính hàm ngôn. Bầu, bí trong câu ca dao tượng trưng cho các dân tộc cùng sống chung một giàn, chung một quê hương, tô quốc.

Tìm về cội nguồn dân tộc trong kho tàng truyện thần thoại, truyện cổ tích. Chúng ta càng hiểu rõ hơn nghĩa của hai câu ca dao trên. Cuộc tình của cha mẹ thuở ua tuy là khác giống nhưng đã nảy sinh trên vùng đất Lạc Việt. Lạc Long Quân nòi Rồng sống dưới biển, Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông sống ở trên núi, vì đem lòng thương yêu nhau nên đã cùng nhau chung sống. Hai người sinh ra trăm con, sau này chia năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên ngàn, chia nhau cai quản mỗi người một phương, cùng hứa hẹn lúc cần sự giúp đỡ thì tìm đến nhau.

Truyện cổ của người Bana cũng mang ý nghĩa tương tự. Người cha đã giận đứa con út vô tình nên đuổi anh ta ra khỏi nhà. Người anh vội vàng vào rừng báo cho vợ và em biết. Nàng vào rừng sau, núi cao tìm gặp chồng. Họ cùng phá nương rẫy xây dựng buôn làng để thành người Bana. Còn người anh vẫn ở cùng cha ở miền đồng bằng rồi trở thành người Kinh.

Qua hai truyện cổ tích trên xem ra các dân tộc trên dải đất hình chữ S này không chỉ cùng giản mà cùng gốc, nhưng vì hoàn cảnh nên phải sống xa nhau và theo hình thể bên ngoài, phong cách sống cũng biến đổi dần theo công việc, theo phong thổ.

Giờ đây, trên vùng đất được xem như cái bao lơn trông ra Thái Bình Dương này tập hợp trên sáu mươi sắc dân: Tày, Dao, Nùng, Mường, Thái, K''Hor… làm phong phú thêm sắc thái của người dân Việt.

Phải công nhận rằng, tổ tiên ông cha ta đã sớm nhận ra tâm lí thường ngày của con người trong cuộc sống, đời sống riêng tư của mọi người, của gia đình, của các dòng họ nhiều lúc làm con người quên mất việc quan tâm đến cuộc sống của người khác. Con người chỉ biết vun vén, xây dựng hạnh phúc riêng nên quên mất hạnh phúc chung, quên mất tình thương đối với những người cùng chung đất nước đang lâm vào cảnh ngặt ngèo đói cơm thiếu áo bởi bạn binh đao, bởi thiên nhiên khắc nghiệt… 

Quá khứ giúp chúng ta nhận ra rằng dân tộc chúng ta luôn bị nạn ngoại xâm đe dọa. Mỗi lần quân giặc tràn qua, người dân vùng biên giới lại chịu cảnh nhà tan cửa nát. Vì họ ở tuyến đầu nên phải cầm gươm súng chống lại giặc, chẳng có thì giờ để cầm cuốc cầm cày đi vào xí nghiệp… Nơi nào có bóng dáng của chiến tranh thì nơi ấy chịu cảnh tiêu điều, tang thương. Từ thuở Hùng Vương dựng nước đến nay đã bao lần người dân ở vùng biên giới phương Bắc lại lâm vào cảnh đói cơm, thiếu áo. Từ cậu bé làng Gióng cưỡi ngựa sắt xông ra trận chống lại giặc Ân, Hai Bà Trưng cất quân chống lại nhà Đông Hán, rồi Lê Hoàn, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh… và ngay cả vào năm 1979 khi súng vừa im ở biên giới Tây Nam thì đạn lại nổ ở chân trời phía Bắc. Những làng mạc cận kề biên giới Camphuchia từ Quảng Tín đến Hà Tiên đã làm mồi cho ngọn lửa tàn bạo của bè lũ Pôn Pốt. Thành phố, làng mạc chạy dọc theo biên giới sau tỉnh miền Bắc bị đốt cháy, nghiền nát bởi đại bác và xe tăng chẳng khácgì cảnh đổ nát tang thương của những năm tháng chống Minh, Nguyên, Thanh xâm lược.

Những lúc vận mệnh của đât nước lâm vào cảnh nguy khốn ấy thì lại xuất hiện bọn gian bán nước cầu vinh như Nguyễn Trãi dã tường trình trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, hay cụ Phan Bội Châu đã nhận định:

Sống trong nước mỗi người mỗi khác

Vốn cùng nhau xung khắc bất hòa

Nhưng là ta lại hai ta

Cầu thân dị chúng mà xa đồng bào

Nhưng nếu số ít người phản bội ấy cũng không thể triệu triệu triệu đồng bào đồng thanh kêu gọi:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Tình thương đã tỏ ta thì mọi người đoàn kết lại, ngọn lửa căm hờn sôi sục tạo nên sức mạnh thiêu sạch quân thù!

Chúng ta cũng cần nhớ đất nước thân yêu ở vào vùng nhiệt đới, kéo dài gần hai ngàn cây số theo đường chim bay, địa thế thuận lợi giao thương nhưng luôn luôn bị đe dọa bởi các thiên tai. Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh luôn là bài học cảnh giác. Cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều phải hứng chịu bão lụt, nhất là người miền Trung hứng chịu nhiều nhất, sau đó là Miền Bắc và Miền Nam. Miền Bắc có thuận lợi là có lưu vực sông Hồng đất đai màu mỡ, còn miền Nam có vùng châu thổ sông Cửu Long, có những cánh đồng sải cánh cò bay, cá tôm phong phú, vùng duyên hải vừa có đồng ruộng vừa phong phú hải sản thì cũng có những vùng:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Đất nghèo chất dinh dưỡng, bão lụt, hạn hán thường xuyên ập đến khiến đất ở đây trở nên mặn, nhiều phèn và phải chịu cuộc sống cay đắng. Người dân ở vùng đất này cày lên sỏi đá phải dốc hết sức lực nhưng cái đói vẫn đeo đẳng không chịu buông tha. Tổ tiên của chúng ta đã không quên đồng bào ở những vùng đất ấy. Mỗi lần thiên tai ập đến là mỗi lần có lời kêu gọi thiết tha vang lên:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Mưa đá, gió lốc ở Cao Bắc Lạng, bão lụt từ Hà Tĩnh – Quảng Nam, nước ngập ở vùng Đồng Tháp, Hậu Giang và mới đây vùng Phú Yên mất trắng cây hoa màu vì thiên tai. Và lời kêu gọi vang lên nhắc nhở mọi người đừng quyên tinh thần tương trợ.

Bất cứ thời đại nào, người Việt dù sống ở nơi đâu, mỗi khi biết đồng bào gặp những hoàn cảnh khó khăn thì họ lại hát lên câu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

có tự bao giờ.

Thu Thủy (Tổng hợp)

Đánh giá bài viết
LIKE ỦNG HỘ TÁC GIẢ