Xem nhanh nội dung
Kể về tâm tình của cây lúa – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình
Tôi là cây lúa. Họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đã mấy ngàn năm nay. Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng tôi đã gắn bó thân thiết với con người. Bằng hạt gạo – hạt ngọc của trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng mừng thọ vua Hùng. Cuộc đời cây lúa chúng tôi gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.
Chúng tôi sinh ra và lớn lên từ những hạt thóc giống chín mẩy, vàng ươm. Sau mấy tháng nằm nghỉ ngơi trong bồ lúa, chị em chúng tôi được đem ra ngâm vào nước ba sôi hai lạnh. Nước ấm làm chúng tôi tỉnh giấc, Sự sống trong chúng tôi bừng dậy. Vài ngày sau, những chiếc rễ trắng tinh đã nhú ra. Một sớm mai hồng, chúng tôi được đem gieo trên những mảnh ruộng phẳng như chiếu trải. Mùi bùn ngai ngái khiến chúng tôi ngây ngất. Ánh nắng ấm áp ban ngày, làn sương mát dịu ban đêm giúp chúng tôi nảy mầm đâm lá thành những cây mạ non mơn mởn. Cô bác nông dân chăm sóc chúng tôi kĩ lắm.
Thế rồi vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được nhổ lên, bó thành từng bó. Từ đó, chị em chúng tôi bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời: từ cây mạ biến thành cây lúa. Cứ vài dảnh mạ được cấy thành một gốc. Gốc này cách gốc kia mỗi chiều chừng ba tấc. Đang quen sống quây quần ấm áp bên nhau, giờ bị tách riêng ra, chúng tôi cảm thấy trống trải và lạnh lẽo vô cùng. Phải mất chừng vài tuần, chúng tôi mới bén rễ trên đất mới. Màu xanh của lá thẫm dần và thân thể chúng tôi cứng cáp hẳn lên. Bộ rễ cần cù hút màu mỡ nuôi cây. Dần dà, chúng tôi đã trở thành những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt. Bụi nọ mọc sát bụi kia tạo thành một tấm thảm xanh mênh mông, mỗi lần gió thổi qua lại dập dờn như sóng biển.
Ngày tháng trôi qua, chúng tôi đã thành lúa thì con gái. Các cô bác nông dân thường xuyên nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu rầy phá hoại lúa. Một hôm, trong gió sớm thoang thoảng mùi thơm thật dễ chịu. Đầu bờ, có tiếng reo vui: ô, lúa đã làm đòng rồi đây này! Những bàn tay vuốt ve trìu mến. Chúng tôi thầm cám ơn những bàn tay chai sần, rám nắng của người nông dân một nắng hai sương vất vả trên đồng ruộng.
Bao mồ hôi của họ đã đổ xuống đất này. Họ hàng nhà lúa chúng tôi không phụ ơn người. Tháng năm, mùa lúa chín, cả cánh đồng phủ một màu vàng rực như kén tằm. Màu vàng của nắng, màu vàng của lúa làm sáng cả một vùng quê thanh bình, gợi cảm giác ấm no, sung túc.
Đoàn người tay liềm, tay hái đổ ra đồng gặt lúa. Tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng máy tuốt lúa rào rào xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Âm thanh náo nức vang khắp cánh đồng. Theo chân người, chúng tôi về với từng sân phơi. Quang cảnh xóm làng thật nhộn nhịp và trong lòng chúng tôi cũng dâng lên một niềm vui khó tả.
Sau mấy ngày phơi mình dưới ánh nắng chói chang, chúng tôi được quạt sạch rồi đổ vào bồ, vào vựa. Có chúng tôi, người nông dân sẽ có được nhiều thứ hàng hoá cần thiết phục vụ cho đời sống. Chúng tôi đã góp phần tạo nên những ngôi nhà ngói mới, thay thế những mái tranh nghèo. Bộ mặt nông thôn ngày càng tươi đẹp chính là nhờ sự đóng góp đáng kể của họ hàng nhà lúa chúng tôi.
Chúng tôi vui sướng vì đã giúp ích cho con người. Nhân đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh lời nhắn nhủ chân thành của ông cha:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Em hãy tưởng tượng mình là cây lúa và kể về bản thân mình – Bài làm 2
Tôi là một loại thực phẩm rất quan trọng và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, tuy tôi nhỏ bé nhưng công dụng của tôi thì vô cùng lớn đấy nhé, bạn đoán thử xem tôi là ai nào?Đúng vậy, tôi là một cây lúa.
Tôi được các bác nông dân gieo trồng từ những hạt thóc, tôi nảy mầm thành những cây mạ nhỏ thân xanh, lá xanh mướt. Sau khi tôi đã cao chừng một gang tay của người lớn thì tôi lại được các bác nông dân nhổ lên, mang đi trồng ở những khu ruộng mới, người ta gọi đó là cấy.Chúng tôi, những cây mạ nhỏ được cấy một cách cẩn thận theo hàng lối thẳng tắp, đồng đều, giữa chúng tôi có một khoảng cách nhỏ, đó chính là không gian để chúng tôi sau này phát triển cho tốt hơn.
Trong quá trình phát triển chúng tôi cần rất nhiều nước, vì vậy các bác nông dân luôn cẩn trọng tát nước, xòng nước vào ruộng cho chúng tôi.
Ngoài ra, các bác nông dân còn thường xuyên cung cấp cho chúng tôi nguồn dinh dưỡng để thúc đẩy chúng tôi phát triển nhanh và tốt hơn: đó chính là phân bón, đạm lân… Mỗi khi đạm lân được rắc xuống, chúng tôi hấp thụ rất nhanh và nhanh chóng vươn lên thành một cây lúa trưởng thành và có thể thu hoạch. Lúc này thì chúng tôi không còn màu xanh như khi còn là một cây mạ nữa mà đã chuyển thành màu vàng, thân của tôi cũng cao hơn, vững chắc hơn, tôi uốn cong mình để nâng đỡ, bảo vệ những bông lúa vàng ươm, chắc mẩy , nặng trĩu bông.
Khi chúng tôi đã trưởng thành, mọi người gọi chúng tôi là lúa đang “ thì con gái” đấy, nghĩa là lúc ấy chúng tôi đang vào mùa chín, có thể thu hoạch được, khắp thân tỏa ra hương lúa chín thoang thoảng, dịu ngọt.Để chúng tôi sinh sôi và phát triển cao lớn như vậy các bác nông dân đã phải rất cực nhọc, vất vả. Khi bị những loài sâu, hay những con ốc bưu vàng xâm hại, ăn lá, ăn đòng chúng tôi đã rất đau đớn, nếu không loại trừ được mấy loài sâu này thì chúng tôi sẽ bị ăn hết lá, không thể phát triển được nữa. Khi ấy, các bác nông dân đã phun thuốc sâu cho chúng tôi, cần mẫn bắt từng con ốc ẩn sâu dưới lớp bùn dưới thân của chúng tôi.Sau khi các loài sâu, loài ốc bị tiêu diệt hết, chúng tôi lại vươn lên phát triển mạnh mẽ, đâm chồi, nảy đòng rồi cuối cùng phát triển thành những bông lúa to tròn, chắc mẩy.
Ngoài ra, đôi khi chúng tôi còn chịu đau đớn hơn khi bị chuột đồng phá hoại, nhất là khi chúng tôi đã vào mùa thu hoạch thì những loài chuột đáng ghét này lạ càng hoạt động mạnh hơn, chúng cắn vào thân, ăn hết những bông lúa làm chúng tôi trở nên xơ xác, vô cùng đau đớn.
Những loài cỏ dại, hay còn được các bác nông dân gọi là cỏ lồng vực cũng mọc lan vào nơi chúng tôi sinh sống, bị chen lấn không gian để phát triển, chúng tôi không phát triển nhanh được. Những lúc như vậy, các bác nông dân lại một lần nữa dùng những mảnh ni lông lớn chăng quanh ruộng để loài chuột không thể vào phá hoại, cắn phá chúng tôi được nữa. Những cây cỏ lồng vực thì các bác cẩn trọng nhổ từng cây vì nhìn từ xa những cây cỏ này rất giống với những cây lúa chúng tôi. Chúng tôi đều rất biết ơn và yêu quý những người nông dân cần mẫn, tốt bụng ấy, để báo đáp công ơn chăm sóc, nuôi dưỡng ấy, chúng tôi đã cố gắng vươn mình lên phát triển thật tươi tốt, mang lại những hạt lúa thơm ngon nhất.
Khi được thu hoạch về nhà, các bác nông dân đã khéo léo tách hạt ra khỏi thân chúng tôi, những hạt thóc ấy được mang đi chế biến,còn những thân cây của chúng tôi thì được phơi khô, rồi đem bện chổi, dùng làm nguyên liệu đốt lửa để đun nấu. Chúng tôi cảm thấy rất vui vì bản thân mình mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Chúng tôi mang đến cho con người những bát cơm trắng thơm phức, làm cho bữa ăn của con người trở lên ngon miệng hơn, cung cấp nhiều tinh bột và các chất dinh dưỡng khác có thể nuôi dưỡng cơ thể. Trong bữa ăn hàng ngày có thể không có thịt, cá hoặc trứng chứ không thể thiếu đi chúng tôi, những hạt cơm thơm ngon không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn mang lại cho con người một nguồn năng lượng để có thể làm việc, học tập trong suốt một ngày dài.
Sự thông minh, sáng tạo của con người càng làm cho chúng tôi thêm hữu ích hơn với cuộc sống của con người. Những hạt thóc sau khi được thu hoạch sẽ được đem đi chế biến thành những sản phẩm khác nhau, mang nhiều hương vị tươi ngon, phục vụ mục đích của con người.
Chúng tôi có thể được say ra thành bột để làm các loại bánh như: bánh gạo, bánh rán, bánh mì, bánh trôi nước…hoặc làm ra các loại thực phẩm khác như: bún, mì gạo, bánh đa…., khi mang chúng tôi ủ lên men lại chế biến ra rượu, dấm, mẻ.
Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng phát hiện ra nhiều công dụng của chúng tôi. Những năm gần đây, chúng tôi còn được xuất khẩu sang nước ngoài, mang lại cho đất nước một nguồn thu lớn. Được phục vụ cho nhiều nhu cầu của con người làm chúng tôi thấy tự hào về bản thân, là động lực để chúng tôi nỗ lực phát triển nhanh nhất, tốt nhất, mang lại cho người nông dân sớm tối chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tôi một mùa màng bội thu, năng suất nhất.
Để cho thu hoạch những hạt lúa chín, để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của các bạn, những người nông dân đã phải rất vất vả một nắng hai sương để chăm sóc chúng tôi, bản thân chúng tôi cũng phải đối mặt rất nhiều khó khăn, từ thời tiết, sâu bệnh mới có thể phát triển và sản xuất được ra những hạt thóc quý giá. Vì vậy, tôi rất hi vọng các bạn trân trọng thành quả của chúng tôi, sử dụng chúng tôi hợp lí, có mục đích, đừng lãng phí chúng, vì như vậy sẽ khiến chúng tôi rất buồn.
Được phục vụ cho con người là niềm vui, niềm hạnh phúc, cũng là trách nhiệm, công việc hàng ngày của tôi. Sự quan tâm của con người, sự nỗ lực phát triển của chúng tôi, tôi tin mình sẽ ngày càng làm ra được nhiều sản phẩm, ngày càng phục vụ, hỗ trợ đắc lực cho những nhu cầu của con người.
Kể về tâm tình của cây lúa – Bài làm 3
Chiều xuống dần, bóng em ngả dài trên con đê chắc nịch. Gió chợt thoảng qua. Trước mắt em những đợt sóng vàng tươi nhấp nhô lan mãi tận chân trời. Tiếng lúa xào xạc em nghe như tiếng thì thầm trò chuyện với em.
… Bạn có biết không, chúng tôi lớn lên từ những hạt giống bé nhỏ. Mọi người rất yêu quý chúng tôi. Họ không bao giờ động đến chúng tôi cả những khi trong nhà thiếu gạo ăn. Một buổi sáng vừa thức dậy, tôi bỗng nghe tiếng rào rào, thì ra các hạt giốngchúng tôi đang thi nhau lao xuống một hồ nước mênh mông. Chu cha! Lâu lắm anh em chúng tôi mới được tắm mát thỏa thuê, thích ơi là thích! Chò' mãi không thấy người ta vót lên, bọn tôi đâm ra lo lắng. Ngộp quá, tôi “ách xì” nảy một cái mầm nhỏ xíu xinh xinh như một que tăm. Giờ phút huy hoàng bỗng đến với chúng tôi: tất cả được rải xuống đồng ruộng bờ ngang bò' dọc đều tăm tắp như ô bàn cờ. Sáng chiều, các anh chị “kĩ thuật viên” chăm sóc bọn tôi chu đáo như mẹ như cha. Họ đo độ ẩm, độ phèn bằng các chai lọ lỉnh kỉnh, thật buồn cười. Một cậu bé loắt choắt chạy đi chạy lại xua bọn chim quái ác chỉ rình mổ xuống chúng tôi. Cậu bé mải chơi nên thỉnh thoảng chim lại có dịp sà xuống bất và tha đi một người trong bọn chúng tôi.
Cũng may, ngày qua ngày chúng tôi không còn là mầm non nữa mà trở thành những chàng thiếu niên áo xanh tràn trề nhựa sông. Xung quanh chúng tôi, ai cũng nhướng cao lên để ngắm nhìn, tận hưởng cảnh đất trời bao la. Các bác nông dân càng thăm chúng tôi thường xuyên hơn. Nhìn màu xanh mơn mởn tỏa khắp cánh đồng, mỗi người đều nở một nụ cười sung sướng, sông trong tình thương nồng thắm ấy chúng tôi khá chững chạc. Một ngày kia đang vui đùa “rất nhộn” thì một đoàn người kéo đến, mang theo quang gánh. “Pliựt! Phựt! ” chúng tôi bị nhổ lên. Bản thân tôi cũng bị một bàn tay tóm lấy nhấc khỏi mặt đất. Tôi đau đớn thét lên… Tỉnh dậy tôi thấy mình đang nằm sóng đều với một số bạn và một vòng dây thít ngang mình đến nghẹt thở. Sò' lên đầu tôi giật thót cả người.
Trời ơi! Còn đâu mái tóc xanh mượt mà tôi thường lấy làm hãnh diện. Trước mặt tôi, bác nông dân cũng đang xén bót tóc của anh em tôi. Bác nói an ủi: “Các cháu đừng buồn, làm thế này là để đỡ mất nước”. Lão trâu khổng lồ đứng bên bác ngôn lấy ngôn để lọn tóc đã cắt rời của chúng tôi một cách ngon lành. Sau đó, người ta đưa chúng tôi đến một nơi xa, tách chúng tôi thành nhóm nhỏ, cắm xuống một -mảnh ruộng đầy nước. Có bạn tuyên bối “Chúng ta sẽ sông vĩnh viễn ỏ' nơi này”. Thật vậy, thức ăn sẩn sàng, tất cả chúng tôi chỉ việc “đánh chén” cho no rồi lại ngủ.
Thấm thoát chúng tôi lớn lên nhanh như thổi. Ai đi ngang qua cánh đồng cũng phải trầm trồ: “Lúa ở đây tốt quá nhỉ”. Một bữa kia, giặc Rầy Nâu ồ ạt tấn công chúng tôi, chúng tôi phải ra sức chống đỡ. Người ta đổ lên đầu lên cổ chúng tôi nào phân, nào thuốc trừ sâu để hỗ trợ chúng tôi. Khi thấy bọn Rầy Nâu ngao ngán rút lui, chúng tôi vô cùng hả hê, thích thú. Ngày qua tháng lại, chẳng mấy chốc chúng tôi ngứa miệng khạc ra ngoài một sợi tơ trắng tinh, mịn màng. Các bạn tôi chung quanh cũng vậy. Chúng tôi lo chăm chút cho chùm bông ấy. Đêm đêm.tôi nhắc bông hé miệng ra đón sương. Tôi cũng không quên cấp cho nó dòng sữa trắng, thổi phình hạt lúa ra. Đến độ nào đó tôi ngừng cho sữa. Ánh nắng chói chang ấm áp của Mặt
Trời nghiêm khắc hong khô đặc quánh dòng sữa tôi đã cho. Nghiễm nhiên, tôi trở thành người mẹ của mấy mươi đứa con lít nhít. Hôm qua các bác nông dân đến thăm bọn tôi. Họ bàn tán sẽ chọn trong chúng tôi những ai khỏe mạnh nhất, có lực nảy tốt nhất thì họ giữ lại làm hạt ggiống. Số còn lại sẽ được nhập kho làm nguồn lương thực nuôi sông toàn dân. Chúng tôi chỉ mong nhân dân luôn luôn được ăn no để có sức khỏe giúp ích cho đời.
Giọng cây lúa nhỏ dần… Em thong thả bước dọc bờ đê, vừa đi vừa ngẫm nghĩ: Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng rất có ích. Em tự hứa với mình là phải cố gắng học hành rèn luyện thế nào để lớn lên làm được như cây lúa: “Thà sống ít mà có ích nhiều! ”. Em mỉm cười rảo bước trở về con đường quen thuộc.
Em hãy hóa thân thành cây lúa và kể về tâm tình của mình – Bài làm 4
Tôi là một người bạn vô cùng thân thiết của người dân Việt Nam, tôi không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm cho bữa ăn của con người mà còn mang lại rất nhiều dinh dưỡng, chất xơ, vitamin cho sức khỏe của con người. Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tôi không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân trong nước nữa mà còn có giá trị xuất khẩu cao, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần cả thiện cuộc sống của người nông dân. Nói đến đây các bạn đã đoán ra tôi là ai chưa? Đúng vậy, tôi là một cây lúa.
Tôi làm bạn với người nông dân Việt Nam từ rất lâu đời rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, người nông dân luôn coi là cây lương thực chủ lực của đất nước, sản xuất và canh tác chính là hoạt động chính trong cuộc sống của người dân Việt Nam, vì vậy mà mọi người gọi Việt Nam là một quốc gia gốc nông nghiệp. Từ thời Hùng Vương dựng nước tôi đã xuất hiện, nhưng khi ấy kĩ thuật trồng trọt, canh tác của người dân chưa cao nên năng xuất đạt được cũng không cao, sản phẩm thu được là những hạt gạo cũng chỉ đủ cung ứng cho cuộc sống trong một gia đình, cộng đồng mà chưa dư thừa như ngày nay.
Mọi người gọi tôi là cây lúa nước vì môi trường sinh sống của tôi là dưới nước, để tồn tại, phát triển và nuôi dưỡng được những hạt gạo béo mầm thì chúng tôi hấp thu rất nhiều nước, cũng vì vậy mà mỗi khi ruộng cạn thì những người nông dân sẽ phải mang gầu nước hoặc xòng nước ra đồng tát nước vào ruộng cho chúng tôi. Nhờ sự chăm sóc chu đáo của những người nông dân thì chúng tôi mới có thể sinh trưởng tốt và cho năng xuất lúa cao. Trước tiên, tôi sẽ nói về hình dáng, đặc điểm của mình để các bạn có thể dễ dàng nhận diện ra tôi.
Tôi là họ nhà lúa, là loại thực phẩm thân mềm, chúng tôi khi trưởng thành thì cao tầm tám mươi đến chín mươi cen ti mét. Lá của chúng tôi nhọn và dài, khác với các loài cây thân gỗ khác như cây nhãn, cây vải… lá của chúng tôi không phát triển từ những cành cây mà chúng tôi phát triển trực tiếp từ gố của cây, vì lá của tôi rất mềm nên khi phát triền dài chúng tôi sẽ uốn cong ra hai bên, trên mặt lá của chúng tôi không có vân lá như những loài cây khác, trên mặt lá cũng không bóng bẩy mà rất thô giáp bởi những sợi lông nhỏ li ti trên khắp bề mặt. Cạnh lá của chúng tôi cũng vô cùng sắc bén, khi thu hoạch nếu như không cẩn thận người nông dân có thể bị lá làm cho xước da, bị thương, điều này khiến cho chúng tôi cảm thấy có lỗi vô cùng.
Quá trình phát triển của tôi kéo dài từ năm đến sáu tháng, mới đầu chúng tôi chỉ là những cây mạ nhỏ bé được con người trồng trên ruộng thông qua một hoạt động là cấy. Tôi quên chưa nói đến quá trình làm đất, để tiến hành trồng chúng tôi trước hết ruộng phải được cày bừa để lớp đất dưới ruộng tơi lên nước trong ruộng cũng phải ngập mặt ruộng, làm cho đất nhuyễn ra, có như vậy khi cấy chúng tôi mới không bị gãy gập. Chúng tôi được những người nông dân cấy thành hàng thẳng tắp, sau khi cấy xong thì chúng tôi sẽ được người nông dân chăm sóc rất tận tình, từ cung ứng đủ nước, bón phân…
Trong quá trình phát triển chúng tôi cũng bị bệnh, đó là khi sâu bệnh cắn phá, chuột đồng cắn thân làm chúng tôi vô cùng đau đớn và không thể phát triển được, cũng có khi những cây lồng vực phát triển lấn át không gian sống của chúng tôi, khiến chúng tôi phát triển vô cùng còi cọc. Những lúc như vậy thì những người nông dân sẽ chăng chuột bằng những tấm ni lông, phun thuốc trừ sâu mà nhổ những cây lồng vực khỏi không gian sống của chúng tôi. Biết ơn những người nông dân nên chúng tôi cố gắng phát triển cho sản lượng lúa cao nhất.
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển của tôi đó chính là thời kì làm đòng, đó là khi chúng tôi phát triển ra những bông lúa non, và lúc này chính là giai đoạn tôi bị chuột và sâu hại cắn phá mạnh nhất, sau thời kì làm đòng chính là lúc chúng tôi đơm bông, những bông lúa non nặng trĩu, tỏa hương thơm mát khắp không gian, đây chính là giai đoạn chúng tôi phát triển nhanh nhất, cũng vì vậy mà con người gọi thời kì này của chúng tôi là thời kì con gái. Tầm dăm bữa nửa tháng sau thì những bông lúa sẽ chín, đây là thời điểm có thể thu hoạch.
Những người nông dân tiến hành cắt chúng tôi về nhà, sau đó tuốt lúa ra khỏi thân, những hạt lúa béo mầm được phơi sấy rất cẩn thận, sau đó để phục vụ cho bữa ăn thì phải qua một công đoạn nữa, đó chính là tách vỏ, những người nông dân thường cho chúng tôi vào cối say để đập dập, tách những vỏ trấu ra, sót lại là những hạt gạo trắng tinh.
Tôi có rất nhiều công dụng, ngoài dùng để nấu cơm thì tôi còn là những nguyên liệu để làm bánh, làm phở, làm thuốc…vô cùng đa dạng, ngày nay chúng tôi còn được con người xuất khẩu sang các nước ngoài và nhờ vậy mà thu được nguồn ngoại tệ lớn, điều đó làm chúng tôi rất vui, chúng tôi tự hứa sẽ cố gắng để phát triển hơn thế nữa.
Thu Thủy (Tổng hợp)